Chuyển đến nội dung chính

Kinh nghiệm chọn mua xe đạp địa hình và top sản phẩm hot nhất hiện nay

Một trong những thú vui của nhiều người hiện nay, đó là thể thao trên xe đạp. Tuy nhiên, xe đạp thể thao được phân nhánh thành nhiều dòng xe khác nhau, trong đó, xe đạp địa hình là bộ môn thể thao được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Xe đạp địa hình có thể di chuyển ở những địa hình khó khăn như đồi núi – thích hợp với những ai muốn trải nghiệm sự mới lạ. Ngày hôm nay, hãy cùng Sportslink tìm hiểu những điều thú vị về xe đạp địa hình cũng như top các sản phẩm must-have trong hành trình của bạn nhé.

Nội dung chính

A. XE ĐẠP ĐỊA HÌNH LÀ GÌ? CÓ NHỮNG LOẠI XE ĐẠP ĐỊA HÌNH NÀO

1. Xe đạp địa hình là gì?

2. Đặc điểm nổi bật của dòng xe đạp địa hình

3. Ưu/nhược điểm của xe đạp địa hình so với các dòng xe khác

4. Sự khác nhau giữa xe đạp địa hình và xe đạp thể thao

5. Phân loại xe đạp địa hình

B. KINH NGHIỆM CHỌN XE ĐẠP ĐỊA HÌNH CHẤT LƯỢNG

1. Xác định nhu cầu sử dụng xe đạp địa hình

2. Đối tượng sử dụng

4. Chọn kích cỡ xe phù hợp

5. Kiểm tra kỹ các bộ phận của xe

6. Chất liệu của khung xe

7. Cân nhắc giữa việc chọn xe nguyên chiếc hay xe ráp

8. Giá thành của xe

C. TOP XE ĐẠP ĐỊA HÌNH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT HIỆN NAY

1. Xe đạp thể thao địa hình Fornix FM26

2. Xe đạp địa hình thể thao Touring Life FCR226 - Dòng cao cấp

3. Xe đạp địa hình thể thao người lớn Asama TRK FL2601

4. Xe đạp thể thao giá rẻ 1 triệu Fixed Gear Single

5. Xe đạp địa hình cao cấp Trinx Free 2.0 2018

6. Xe đạp địa hình biểu diễn BMX freestyle màu Đen thời trang SportSlink 


E. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE ĐẠP ĐỊA HÌNH

1. Kiểm yên và ghi đông xe đạp địa hình

2. Kiểm tra phanh xe và xích

3. Bảo dưỡng xe đạp

 

 

A. XE ĐẠP ĐỊA HÌNH LÀ GÌ? CÓ NHỮNG LOẠI XE ĐẠP ĐỊA HÌNH NÀO

Khi nói đến xe đạp địa hình, chắc bạn sẽ nghĩ ngay tới một dòng xe đạp với loại bánh to đồ sộ, lốp có gai, sườn ngang chắc chắn, dùng để chạy đường sỏi đá, đường đồi núi… Nhưng trong thực tế, có rất nhiều loại xe đạp địa hình được chia làm nhiều loại với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Trong bài viết này Sportslink xin được đề cập đến các loại xe địa hình được dùng phổ biến hiện nay trên thế giới, loại trừ một số xe đặc biệt khác như BMX, Trials sẽ không được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng cũng là xe đạp địa hình nhưng lại thuộc trường phái biểu diễn khác.

1. Xe đạp địa hình là gì?

Xe đạp địa hình (Mountain Bike) hay còn gọi là xe đạp leo núi hoặc xe đạp MTB. Nói chung đây là dòng xe đạp đề cập tới việc đi trên các địa hình khó khăn, có vật cản như đường đèo, dốc, sỏi đá hay đường rừng…Môn thể thao này đòi hỏi sức mạnh, khả năng xử lý nhanh, linh hoạt, là môn thể thao dành cho những người ưa mạo hiểm.

2. Đặc điểm nổi bật của dòng xe đạp địa hình

Xe đạp địa hình có một số đặc điểm nổi bật như sau để bạn dễ dàng nhận biết:

- Khung xe to, có phuộc trước và sau, một số loại có lắp giảm sóc ở phần giữa xe.

- Trọng lượng nặng, bánh xe to, nhiều gai.

- Ghi đông thiết kế thẳng.

- Thiết kế khỏe khoắn, mạnh mẽ nên được sử dụng khá phổ biến. Dù tốc độ trên phố không bằng Road bike nhưng dòng xe đạp địa hình này chạy được trên mọi địa hình, linh hoạt và tiện dụng hơn nên nó được ưa chuộng nhiều hơn.

- Các thông số của xe được tính theo đơn vị inch (Ví dụ: Vành xe 26/27.5 inch, Khung xe 17 inch…) 1 inch = 2,54 cm

3. Ưu/nhược điểm của xe đạp địa hình so với các dòng xe khác

Ưu điểm của xe đạp địa hình:

- Dễ sử dụng, độ an toàn cao nhất.

- Độ ma sát với mặt đường lớn nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc.

- Lốp xe dày nên hạn chế được việc xịt lốp giữa đường.

- Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người của chiếc xe đạp cuộc Road Bike.

Nhược điểm của xe đạp địa hình:

- Tốc độ không cao khi di chuyển trên đường phố.

- Trọng lượng tương đối nặng.

- Bánh xe to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng.

4. Sự khác nhau giữa xe đạp địa hình và xe đạp thể thao

4.1 Độ an toàn

Đầu tiên, chúng ta cùng thảo luận một chút, xe đạp leo núi và xe đạp đường phố loại nào dễ gây chấn thương hơn?

Nhiều người nghĩ rằng xe đạp địa hình nguy hiểm hơn vì chúng là XC, AM hoặc FR. Xe đạp leo núi đi trên những con đường núi gồ ghề hoặc trên những con đường gồ ghề với đường phức tạp thì những vết trầy xước, vết bầm tím thậm chí cả gãy xương đều có thể xảy ra.

So sánh xe đạp địa hình với xe đạp thể thao , xe đạp đường phố có thể khiến bạn cảm thấy an toàn hơn vì điều kiện đường xá tương đối đơn giản và dường như chỉ đạp xe thẳng trên những con đường bằng phẳng, nhưng xe đạp đường phố cũng có tính nguy hiểm khác. Do tốc độ cao và tăng lưu lượng giao thông trên đường cao tốc, nó sẽ gây ra mối nguy hiểm cho việc đi xe đạp đường phố.

Trong thực tế, rõ ràng là xe đạp leo núi và đi xe đạp đường phố đều có những nguy hiểm. Chỉ là hình thức nguy hiểm khác nhau. Nguy hiểm của xe đạp leo núi chủ yếu đến từ địa hình thay đổi, nguy hiểm của xe đạp đường phố chủ yếu đến từ giao thông đường bộ.

4.2 Cấu tạo thân xe có gì khác nhau?

- Cấu trúc thân xe:

Từ cấu trúc thân xe, thiết kế điểm đón gió của chiếc xe đường phố là một thiết kế ống phẳng, nó là để giảm lực cản gió nên phá gió. Xe đạp leo núi thì ngược lại, để đối phó với việt dã cường độ cao, khung xe đạp leo núi không thể đạt được hiệu quả phá gió. Đặc điểm nổi bật nhất là không có khả năng thực hiện đạp tốc độ cao trong thời gian dài.

- Tư thế đạp xe:

Tư thế đạp xe của xe đạp leo núi thẳng hơn xe đạp đường phố. Chính vì lí do này mà người mới bắt đầu đạp xe khi lựa chọn Xe đạp địa hình nhập khẩu hoặc xe đạp đường phố, càng dễ chấp nhận tư thế đạp xe đạp leo núi.

- Tầm nhìn:

Tầm nhìn của xe đạp địa hình thoáng và thoải mái hơn xe đạp thể thao thông thường do tư thế đạp xe thẳng lưng. Còn tư thế đạp xe đạp đường phố thì cơ thể nhoài xuống, yêu cầu cao hơn đối với cơ thể. Một khi tư thế sai, rất dễ gây cảm giác không thoải mái cho thắt lưng và cổ,…

Trong thực tế, các vấn đề và khái niệm trên có thể được sửa chữa và thay đổi qua việc tích lũy kinh nghiệm đạp xe của người sử dụng. Tuy nhiên, xe đạp thể thao vốn được thiết kế để bạn sử dụng trên một quãng đường dài còn xe đạp địa hình được thiết kế để bạn di chuyển trên địa hình gồ ghề tốt hơn. Bạn chỉ cần sử dụng đúng và sử dụng quen sẽ hiểu được hiệu quả và ưu thế của các loại xe.

5. Phân loại xe đạp địa hình

5.1. Xe Đạp Băng đồng - Cross Country - XC Bike

Xe đạp băng đồng Cross Country là dòng xe giá rẻ hơn được yêu thích nhất bởi thiết kế dễ lái, khung trung bình nhỏ, 1 phuộc trước phù hợp đi đường bình thường như đường phố, đường làng hay leo dốc nhẹ. Đây là dòng xe được ưa chuộng nhất cho những người tập thể dục thể thao

Xe Cross-Country đây có thể coi là dạng phổ biến nhất của xe đạp địa hình. Xe đạp MTB băng đồng có thiết kế để vượt qua những chướng ngại, thử thách ở mức thấp đến trung bình. Xe được sản xuất từ các loại vật liệu nhẹ nhất, giúp các tay lái có thể đạt tốc độ tối đa và vượt qua các con đường đất hơi bằng phẳng.

Loại xe đạp này rất lý tưởng cho những người thích di chuyển qua các vùng làng quê có đường không quá gồ ghề. Xe đạp địa hình băng đồng được chia làm hai loại chính là Full-suspension (Xe có đầy đủ giảm xóc trước và sau) và Hard-tail (Xe trang bị 1 giảm xóc trước)

5.2. Xe Đạp Leo núi - Trail, All-Mountain, Free-ride Bike


Mẫu Xe đạp địa hình Viva Spark 1.0 (Trắng phối xanh)

Xe đạp leo núi là dòng xe giá trung bình với thiết kế khung vừa, dùng 1 đến 2 phuộc dành cho đường khó, thuộc dòng xe chuyên leo hoặc đổ đèo. Là sự kết hợp thú vị giữa xe đạp MTB Freeride và xe đạp BMX. Những chiếc xe như thế được thiết kế cho những người đam mê thể thao mạo hiểm, thích chinh phục các địa hình gồ ghề trong thành phố như cầu thang, vỉa hè hay bất cứ thử thách nào khác.

5.3. Xe Đạp Đổ đèo - Downhill Bike:

Xe đạp đổ đèo là dòng xe giá cao chuyên đổ đèo hoặc đi cung đường cực xấu với thiết kế khung to chắc chắn sử dụng từ 2 đến 3 phuộc. Đây là loại xe đạp MTB được trang bị giảm xóc hạng nặng, với mục đích sử dụng duy nhất là “đổ đèo”. Xe đạp Downhill đổ xuống và càng đổ càng nhanh thì càng tốt, vì thế phuộc của downhill phải hấp thụ lực lớn và liên tục với thiết kế phuộc dài 200-203 mm.

B. KINH NGHIỆM CHỌN XE ĐẠP ĐỊA HÌNH CHẤT LƯỢNG

Cũng giống như mọi sản phẩm thể thao khác, bạn cần phải có cái nhìn tổng quan về sản phẩm, sau đó tìm kiếm những tiêu chí đánh giá làm nên một sản phẩm tốt và có thời gian sử dụng lâu dài. Dưới đây là một số kinh nghiệm chọn xe đạp địa hình chất lượng mà bạn không nên bỏ qua:

1. Xác định nhu cầu sử dụng xe đạp địa hình

Trong mục phân loại trên, chúng tôi đã nêu rõ chức năng của từng loại xe đạp địa hình và mục đích chúng được tạo ra. Việc cần làm đầu tiên của bạn khi có ý định mua xe đạp địa hình chính là xác định rõ nhu cầu, mục đích sử dụng của mình. Từ đó, xem mục đích sử dụng đó phù hợp với loại xe nào.

2. Đối tượng sử dụng

Ngày nay, các dòng xe đạp thể thao địa hình ngoài việc phân theo mục đích sử dụng thì còn phân ra cho từng đối tượng riêng. Một chiếc xe đạp phù hợp với độ tuổi, giới tính, vóc dáng cơ thể sẽ khiến bạn thoải mái hơn trên những chặng đường đấy.

Ví dụ, những dòng xe cho nữ giới sẽ thường có khung xe nhẹ, cổ xe và tay lái cũng được thiết kế sao cho dễ điều khiển. Còn với các loại xe cho trẻ em thì kích thước là yếu tố bạn cần chú ý khi mua vì dáng dấp của trẻ còn nhỏ và nếu như chọn sai, đây cũng có thể là yếu tố ảnh hưởng đến hành trình cũng như sự phát triển của bé.

4. Chọn kích cỡ xe phù hợp

Khi mua xe đạp thể thao, bạn phải chắc chắn rằng 3 bộ phận khung xe, tay lái và yên xe phải tương thích với vóc dáng của bản thân. Việc mua xe sai kích thước cơ thể sẽ dẫn đến cảm giác không thoải mái khi lái xe, từ đó có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm khi sử dụng.

>> Đọc thêm bài viết: Top 10 mũ bảo hiểm xe đạp trẻ em tốt nhất hiện nay

5. Kiểm tra kỹ các bộ phận của xe

Xe đạp thể thao được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau. Bất kỳ bộ phận nào trên xe cũng sẽ đảm nhận một nhiệm vụ riêng giúp xe luôn hoạt động tốt và đảm bảo an toàn cho người lái. Chính vì thế, khi mua xe đạp thể thao, bạn cần kiểm tra kỹ các bộ phận sau:

-  Thông số của xe: Những sản phẩm của những hãng xe đạp nổi tiếng sẽ có những thông số riêng. Do vậy, cách để nhận biết các bộ phận của xe có chính hãng, bạn nên kiểm tra các bộ phận như vị trí các mối hàn ở khung xe, màu sơn, trọng lượng và mã số trên các khung xe.

- Bộ chuyển động của xe: Tiếp theo, bạn cần chú ý đến bộ chuyển động của xe. Sau đó là 2 bộ đề trước và sau xem có hoạt động trơn tru không vì đây là bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình xe chuyển động.

- Ghi đông của xe: Kiểm tra bộ phận ghi đông xem có thiết kế cao và dài không. Ghi đông được thiết kế đúng chuẩn sẽ tạo ra cảm giác thoải mái và tư thế đẹp khi lái xe.

- Phanh xe: Kiểm tra bộ phận phanh xe bằng cách bóp phanh nhiều lần. Nên ưu tiên chọn loại phanh đĩa thay vì phanh vành vì phanh đĩa sẽ có hiệu quả phanh được tốt hơn.

- Một số bộ phận khác: Một vài bộ phận khác bạn cũng nên chú ý đến như vành xe, xích xe, ổ líp, đùi xe, yên xe, bộ tay quay…

6. Chất liệu của khung xe

Những chất liệu khung xe đạp được sử dụng phổ biến hiện nay là: Carbon, các loại hợp kim thép và nhôm, titan.Ưu và nhược điểm của các chất liệu này là:

- Nhôm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được giới đạp xe ưa chuộng nhờ tính bền, nhẹ, đẹp, giá rẻ và đặc biệt là không rỉ.

- Carbon cũng có khối lượng nhẹ, thường được sử dụng để làm khung các loại xe đua. Tuy nhiên, nhược điểm của chất liệu này là có độ cứng không bằng nhôm và có giá thành đắt hơn.

- Thép có ưu điểm là giá rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của chất liệu này là nặng và bị rỉ sét.

Titan thuộc chất liệu cao cấp, giá thành cao nên chỉ thường được sử dụng để làm khung các mẫu xe cao cấp.

Ngoài chất liệu của khung thì bạn cũng nên chú ý đến nhãn hiệu, thông số của khung và tình trạng khung.

7. Cân nhắc giữa việc chọn xe nguyên chiếc hay xe ráp

Xét về chất lượng, thông số hay các bộ phận thì xe nguyên chiếc (xe thùng) có chất lượng cao hơn xe ráp. Xét về giá thành, xe nguyên chiếc thường được nhập khẩu từ nước ngoài nên sẽ có giá cao hơn so với xe ráp.

Xe ráp sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, để tạo nên một chiếc xe ráp, bạn cần phải có kiến thức và chuyên môn nhất định để có thể chọn phụ tùng rồi ráp từng bộ phận lại với nhau. Ưu điểm của những chiếc xe ráp là chủ nhân có thể thoải mái lựa chọn các bộ phận xe theo ý thích của mình.

8. Giá thành của xe

Cuối cùng, một điều quan trọng bạn không nên bỏ qua đó là giá thành của xe đạp thể thao sẽ phụ thuộc vào việc bạn mua xe hãng nào, xe nguyên khối hay xe ráp, xe mới hay xe cũ. Hiện nay, giá của xe đạp thể thao rất đa dạng, trải đều từ vài triệu đến vài chục triệu đồng.

Vậy, những thông tin này đã trang bị cho bạn đủ kiến thức khi đi mua xe đạp địa hình chưa? Nếu chưa chắc về khả năng của mình, hãy cùng Sportslink tham khảo một số dòng xe đạp địa hình được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay để xem có sản phẩm nào phù hợp với bạn không nhé.

C. TOP XE ĐẠP ĐỊA HÌNH ĐƯỢC YÊU THÍCH NHẤT HIỆN NAY

1. Xe đạp thể thao địa hình Fornix FM26

Xe đạp địa hình thể thao đầu tiên trong danh sách này đó là Fornix FM26. Về mặt thiết kế, xe đạp Fornix FM26 có thiết kế hiện đại, cá tính với phần dáng đẹp, khung xe chắc chắn. Fornix FM26 có thể chịu được sức nặng lên tới 17kg. Ngoài ra các bộ phận khác cũng đảm bảo sự an toàn với bánh xe trước sau có gắn phanh đĩa, yên xe đàn hồi,…

Bên cạnh đó, phần tay lái còn được thiết kế chống trượt, giúp người sử dụng đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình di chuyển. Vào ban đêm, 4 tấm phản quang được thiết kế ở bánh xe giúp bạn dễ dàng di chuyển.

Xe đạp địa hình Fornix FM26 được yêu thích không chỉ bởi thiết kế chắc chắn, đẹp mắt mà còn bởi màu sắc xe hiện đại, cá tính. Phần logi Fornix được dán trên sườn xe làm tăng phần sang trọng của chiếc xe. Loại xe này được nhà thiết kế lấy cảm hứng chủ đạo từ màu xanh và cam, tạo cảm giác trẻ trung, năng động.

Với thiết kế như vậy, xe đạp địa hình thể thao fornix fm26 thường được được sử dụng cho các bạn nam cao từ m6 đổ lên. Kích thước bánh xe khoảng 26 inch, vững chắc và chịu sức nặng tốt. Bạn sẽ có nhiều trải nghiệm khác nhau với xe Fornix FM26 nhờ các thiết kế hiện đại như 3 đĩa trước, 8 líp và bộ chuyển đổi 24 tốc độ, điều này giúp việc vận hành trở nên êm ái và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

2. Xe đạp địa hình thể thao Touring Life FCR226 - Dòng cao cấp

Dòng xe đạp địa hình tiếp theo đó là Touring Life FCR226. Đây cũng là dòng xe cao cấp với mức giá bán khoảng trên 5.000.000đ,. Xe đạp thể thao Touring Life FCR226 thuộc thương hiệu Giant nổi tiếng trên thế giới, bạn có thể dễ dàng bắt gặp dòng xe này trên đường phố. Xe có thể sử dụng được cho cả nam và nữ giới với chiều cao từ 1m5 đến 1m8.

Về chất lượng xe, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng: phần khung xe được làm bằng nhôm cao cấp, tay lái chống trơn, bánh xe vận động êm ái, hệ thống phanh xe an toàn. Xe thể thao Touring Life FCR226 có chức năng sử dụng rất đa dạng, bạn có dùng để đi học, đi du lịch, tập luyện thể thao đều được.

3. Xe đạp địa hình thể thao người lớn Asama TRK FL2601

Nếu thu nhập của bạn không cao thì một chiếc xe trong khoảng giá 2-3 triệu như Asama TRK FL2601 là vô cùng hợp lý.  Xe đạp thể thao Asama TRK FL2601 là dòng xe của Đài Loan, được nhập khẩu trực tiếp về thị trường Việt Nam. Thiết kế xe là sự xem lẫn giữa vẻ hiện đại và nét truyền thống vốn có, chính vì thế bạn sẽ cảm thấy vô cùng thân thiện khi sử dụng.

Xe thể thao Asama TRK FL2601 cũng được đánh giá cao về mặt thiết kế với các bộ phận như tay lái, phuộc, khung sườn chắc chắn, an toàn. Bạn có thể lựa chọn giữa nhiều màu xe Asama TRK FL2601 từ xám, bạc đến đỏ theo sở thích của bản thân. Xe có trọng tải lên tới 120kg, yên xe đàn hồi, bánh xe kích cỡ 15 inch, sử dụng được cho cả nữ giới và nam giới.

Ưu điểm khác của dòng xe này là có thể thay thế phụ tùng dễ dàng tại các trung tâm sửa chữa xe trên toàn quốc. Ngoài ra bạn cũng có thể mua được Asama TRK FL2601 tại các cửa hàng chính hãng trên toàn quốc.

4. Xe đạp thể thao giá rẻ 1 triệu Fixed Gear Single

Dòng xe đạp địa hình thể thao dành cho đối tượng học sinh, sinh viên Fixed Gear Single cũng là một lựa chọn thích hợp. Bạn có thể dễ dàng thấy chiếc xe này lưu thông trên các thành phố như Sài Gòn, Hà Nội và trở thành trào lưu của giới trẻ ngày nay cũng như sử dụng cho những hành trình leo đồi ngắn, thoải.

Fixed Gear Single có thiết kế chắc chắn, màu sắc hiện đại, tuy đơn giản nhưng lại khá phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên. Người dùng có thể cảm nhận được sự linh hoạt và vận động êm ái khi sử dụng Fixed Gear Single. Các bộ phận của Fixed Gear Single làm với vật liệu cao cấp, chắc chắn và đảm bảo an toàn. Bạn không chỉ có thể sử dụng Fixed Gear Single để đi học mà còn có thể dùng để đi du lịch, rèn luyện thể dục thể thao.

5. Xe đạp địa hình cao cấp Trinx Free 2.0 2018

Ở mức giá cao hơn thì hãy tìm hiểu Trinx Free 2.0 2018. Dòng xe này ra đời từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn rất thịnh hành trong giới trẻ. Trinx Free 2.0 2018 có thiết kế hiện đại và trẻ trung, các chức năng đa dạng hỗ trợ người dùng vận động dễ dàng và êm ái. Tone màu xe là màu xanh dương phối với xám, tạo nên sự khỏe khoắn, tinh tế, sang trọng. Trinx Free 2.0 2018 có trọng tải lên tới 120kg, có thể sử dụng cho cả nam và nữ giới.

Các bộ phận của xe đều được làm bằng các chất liệu chắc chắn như phần tay lái chống trơn, giúp đảm bảo an toàn khi bạn di chuyển đường dài; khung xe làm bằng nhôm chắc chắn; bánh xe hoạt động êm ái,… tất cả đều được đảm bảo dựa trên tiêu chuẩn công nghệ Đài Loan.

6. Xe đạp địa hình biểu diễn BMX freestyle màu Đen thời trang SportSlink 


>> Xem thêm sản phẩm tại đây: Xe đạp địa hình biểu diễn BMX freestyle (Đen)

- Với xe đạp BMX dành riêng để đua tốc độ thì thường có thiết kế khung với chất liệu chính là từ các vật liệu nhẹ như nhôm và sợi carbon, tuy nhiên với một kích thước nhỏ bé, do phục vụ nhu cầu để đua xe tốc độ cao trên địa hình rất đặc thù nên đòi hỏi xe có khung với kích thước lớn hơn để cho xe có khả năng cứng cáp hơn. Ngoài ra, dòng xe này cũng có khoảng cách trục lớn hơn, với khung xe thấp để tạo sự ổn định khi đua xe tốc độ cao

 - Mặc dù trong thiết kế của xe đạp BMX của nhà sản xuất vẫn được trang bị 2 phanh nhưng cả bánh trước và bánh sau, tuy nhiên, những biker thường tháo bớt phanh phía trước, để giảm khối lượng của xe, đồng thời vì dường như trong quá trình biểu diễn thì phanh trước không có vai trò quan trọng.

- Bánh xe có khả năng bám địa hình tốt, được cấu tạo rất đơn giản với vành làm từ hợp kim thép với những chiếc đũa xe gần như được gắn liền chứ không dạng gắn bằng các khớp nối như loại khác. Thiết kế vành trước thường rộng hơn vành sau, lốp bánh trước cũng rộng hơn để có khả năng bám địa hình tốt cho việc di chuyển linh hoạt trong các pha trình diễn. Trong khi bánh sau nhỏ, lốp cũng được thiết kế nhỏ hơn để có thể để đạt được tốc độ cao hơn hẳn.

Vậy, trong số 6 dòng xe đạp địa hình nổi tiếng nhất hiện nay, bạn ưng nhất sản phẩm nào? Để lại bình luận bạn cần giải đáp để Sportslink giải đáp chúng trong những bài viết tiếp theo nhé.

E. HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA XE ĐẠP ĐỊA HÌNH

Xe đạp địa hình cũng như máy móc hay con người cũng vậy thôi, khi sử dụng một thời gian cũng sẽ xuống cấp và hư hỏng. Vậy hôm nay, Sportslink sẽ hướng dẫn các bạn vài cách cơ bản để bảo trì và sửa chữa xe đạp địa hình để tăng tuổi thọ của sản phẩm nhé.

1. Kiểm yên và ghi đông xe đạp địa hình

Điều đầu tiên cần kiểm tra đó là chiều cao của yên xe xem có phù hợp với chiều cao của bạn không. Nếu đã phù hợp với chiều cao của bạn thì ta kiểm tra độ chắc chắn của yên xe sau đó siết chặt ốc. Tiếp thi kiểm tra xem ghi đông xe đã cân chưa. Nếu chưa cân thì dùng dụng cụ nới lỏng ra sau đó kép bánh trước giữa 2 đùi ngắm điều chỉnh sao cho bánh trước vuông góc với ghi đông xe và sau đó siết chặt cố định ghi đông lại.

2. Kiểm tra phanh xe và xích

Để đảm bảo an toàn khi di chuyển với xe đạp địa hình thì Phanh và xích xe chúng ta cần phải kiểm tra thường xuyên. Đặc biệt với việc sử dụng phanh đĩa thì các bạn cần kiểm tra thật kĩ. Kiểm tra xem phanh có bị sát không. Điều chỉnh sao cho má phanh cách đĩa 2mm. Sau đó kiểm tra xem xích xe có bị trùng không, ở lip sau có bị mắc cỏ rác hay vật j làm kẹt xích không. Và sau đó tiến hành tra dầu nuyn để bôi trơn cho xe.

3. Bảo dưỡng xe đạp

Trong quá trình sử dụng cũng như do khí hậu của thời tiết Việt Nam rất khắc nghiệt nên các bộ phận nhỏ của xe dễ dàng bị hoen rỉ hoặc hao mòn. Bạn cần kiểm tra các bu lông, ốc vít có bị lỏng, hay hoen rỉ thì ngay lập tức thay thế, hoặc vặn chặt nếu bị lỏng. Các bạn cần kiểm tra kĩ càng để đảm bảo an toàn khi sử dụng xe đạp địa hình.

Những thông tin tổng quan trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có cái nhìn cặn kẽ về xe đạp địa hình rồi phải không ạ? Hi vọng bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi khám phá địa hình cùng dòng xe đạp thể thao này.

Sportslink - nhà cung cấp xe đạp thể thao chất lượng uy tín, với giá tốt nhất TpHCM


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

13 động tác yoga giúp bạn tập xoạc chân ép dẻo cơ thể cực tốt

Tư thế yoga xoạc chân là động tác rất khó, đòi hỏi phải có hông dẻo và gân chân linh hoạt. ... chân gần với mông, hỗ trợ cho tư thế xoạc một cách tích cực hơn. Bạn luôn ngưỡng mộ cô giáo yoga lúc nào cũng xoạc được hai chân thẳng tắp một cách dễ dàng và điệu nghệ? Tư thế Yoga Xoạc Chân là một trong những tư thế rất khó của Yoga. Nó đòi hỏi sự dẻo dai ở vùng hông, gân kheo, xương cụt và xương tứ giác. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể chinh phục được nó.  Vậy hãy tập 13 động tác dưới đây nó sẽ giúp bạn xoạc chân một cách nhanh chóng nhé 1. Gập người Đây là động tác thư giãn, giúp tập giãn cả hai bên gân chân cùng một lúc, đồng thời tăng cường độ linh hoạt của vùng lưng dưới. Bạn cũng sẽ cảm nhận cơ ngực và vai được kéo giãn, tăng cường cảm giác thoải mái, làm tan nhức mỏi. Thảm tập yoga giúp hỗ trợ bài tập được an toàn Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng hông. Đưa hai tay ra sau, đan ngón tay vào nhau, giãn cơ ngực. Bắt đầu ngả ngực ra ...

Thảm tập Yoga định tuyến TPE PROCARE SIÊU BỀN

THẢM YOGA ĐỊNH TUYẾN TPE PROCARE SIÊU BỀN SIÊU BÁM   🔱 📦 📦  Hàng đã về đến cửa hàng , các yogi nhanh tay đặt gạch ⭕ Xuất xứ: Đài Loan. ⭕ Chất liệu: TPE ⭕ Kích thước: 183cm x 61cm x 0.6cm ⭕ Màu sắc: tím, xanh dương, hồng, xanh cốm, cam, xám rêu... ⭕ Độ bám cao , siêu bền ↪ Những vạch kẻ định tuyến hỗ trợ các bài tập yoga chuẩn hơn ↪ Vệ sinh dễ dàng , tính tiện lợi cao ✈  Ship COD Trên toàn quốc 💒  Ad: 407 Nguyễn Trọng Tuyển . P2. Tân Bình, Tp.HCM 📢 Hotline : 028.36209786 - 0938.775.720 📧 Mail: info@sportslink.com.vn Giá sỉ liên hệ: 0902.346.123 - 0906.88.79.86 # TAG bạn bè và nhanh chân đến cửa hàng trải nghiệm và mua sắm ngay đi nào!!!! # YOGALINK  - Bạn đồng hành tin cậy của các Yogi! ➡  Truy Cập : Yogalink.vn (để biết thêm thông tin) Hình ảnh về Thảm tập yoga TPE PROCARE - thảm tập định tuyến siêu bám siêu bền YogaLink - Dụng cụ tập yoga giá sỉ uy tín Liên hệ mua lẻ: 028.36209786 Liên hệ giá sỉ: 0906.88.79...

Thảm tập yoga Hoa văn Mỹ thuật độc đáo - phong cách hoàn toàn mới

 GIỚI THIỆU SẢN PHẨM THẢM TẬP YOGA PU HOA VĂN MỸ THUẬT RELAX 2 DA 6MM (RHV7) Thảm tập yoga hàng xuất Châu Âu cực xịn - mê ngay từ lúc chạm. Thảm 2 Da dày 6mm chuẩn Quốc Tế.  Chất liệu cao su tổng hợp (PU) siêu bám. Thương hiệu Relax - ĐL. Hoa văn Mỹ thuật độc đáo - phong cách hoàn toàn mới. Có 7 mẫu Hoa văn tha hồ lựa chọn. Thảm tập Hoa văn Mỹ thuật độc đáo   ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT : Màu sắc , hoa văn trang nhã ấn tượng Thiết kế trang nhã với những tông màu tươi tắn khỏe mạnh. Kết hợp hoa văn phong cách Ấn Độ siêu nổi bật - ấn tượng - tạo phong cách riêng cho bạn Tông màu trang nhã cùng thiết kế đẹp sẽ là tạo cho bạn động lực để rèn luyện cơ thể mổi ngày. Chất liệu polyester & Cotton cao cấp Chất liệu polyester & cotton có nhiều ưu thế hơn vải bông như không hút ẩm nhưng hấp thụ dầu và là loại vải hoàn hảo đối với những ứng dụng chống nước, chống bụi và chống cháy. Khả năng hấp thụ thấp của polyester giúp nó tự chống lại các vết bẩn một ...