Câu cá là một thú vui của nhiều người hiện nay. Bộ môn này đòi hỏi người chơi phải thật kiên nhẫn cũng như khéo léo tìm ra đặc điểm, sở thích của từng loài cá ở mỗi địa điểm để có thể thu hoạch nhiều nhất có thể. Nếu là một newer đang tìm cách nhập môn câu cá, hãy để Sportslink chỉ cho bạn một vài kiến thức cơ bản cũng như những phụ kiện câu cá, bạn cần chuẩn bị trước khi đi nhé.
Nội dung chính
A. CÂU CÁ LÀ GÌ? KINH NGHIỆM CÂU CÁ
1. Câu cá là gì?
2. Cá trắng là gì?
3. Công thức trộn mồi bả dành cho cần thủ:
B. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN CÂU CÁ
1. Vì sao những phụ kiện câu cá lại rất quan trọng
2. Những phụ kiện câu cá nên có trong bao câu của bạn
C. MỘT SỐ MẸO VẶT DÀNH CHO CẦN THỦ MỚI
1. Cách Làm Thẻo Câu Di Động
2. Ném mồi giả theo chiều ngang
3. Ném mồi xa
4. Đặt lưới chứa cá
5. Một vài cách móc mồi ngũ cốc
6. Mẹo vặt quấn cước vào máy câu
A. CÂU CÁ LÀ GÌ? KINH NGHIỆM CÂU CÁ
Có rất nhiều kinh nghiệm được dân câu tích lũy trong những năm tháng câu cá của mình, nhiều đến nổi đôi khi họ còn bị lãng quên bởi những kiến thức đó. Trong khi đó, với nhiều cần thủ thì kinh nghiệm là thiếu rất nhiều, vì thế họ cần rất nhiều các bài viết cung cấp thông tin cũng như kinh nghiệm câu cá như các bài viết như thế này.
1. Câu cá là gì?
Câu cá giải trí hay câu cá thể thao là loại hình câu cá có sự cạnh tranh hay thi đua với nhau, thường là trong một cuộc thi. Đây là một loại hình câu cá giải trí, nó trái ngược với các hoạt động câu cá ngừ hiệp hay bắt cá để cung cấp nguồn thực phẩm. Hoạt động câu cá thể thao nhìn chung có luật lệ, tổ chức nghiêm ngặt, và khi thực hiện câu phải có giấy phép, người tham gia được gọi là cần thủ hay câu thủ.
Phong trào câu cá giải trí ở Việt Nam bắt đầu phát triển vào năm 1995, các cần thủ đi câu tự do, chưa có tổ chức. Cho đến năm 2002, CLB Câu cá đầu Nam đều hình thành và phát triển mạnh, sự ra đời của Hiệp hội Câu cá thể thao Việt Nam kế tục sự ra đời là CLB câu cá 4 số 9 ở Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó các diễn đàn về câu cá bắt đầu được thành lập. Loại hình trước đây chỉ phục vụ mưu sinh giờ đã thu hút tới 5.000 hội viên, chủ yếu là những người đầy đam mê và có điều kiện dư dả. Hiện nay, hệ thống CLB Câu cá thể thao ở các khắp các vùng miền Bắc, Trung, Việt Nam.
>> Đọc thêm bài viết: Tiêu chí chọn mua ván trượt Patin tốt và Top các Shop bán uy tín nhất hiện nay
2. Cá trắng là gì?
Ở Việt Nam, các cần thủ thường tổ chức những buổi đi câu với cá trắng. Vậy cá trắng là gì? Đơn giản nó chỉ là từ gọi chung cho các loài cá như chép, trám, mè, trôi, chài, vền thôi. Vậy bả mồi là gì? Đây là một công đoạn dùng để gọi cá tập trung lại một chỗ để tiện cho việc thả mồi câu mà thôi. Việc khó thực hiện nhất khi bả mồi là làm sao để ném mồi câu ngay vào giữa ổ bả đã được mình tạo, nó sẽ càng khó khi câu ở những khu vực cách bờ khoảng 50-70m hay xa hơn nữa.
Bởi không phải lúc nào cá cũng kiếm ăn ở những khu vực gần bờ, có thể chúng nhát mồi hay gặp áp lực khi có quá nhiều người câu tại địa điểm đó. Việc sử dụng mồi bả để câu cá là bởi đôi khi cần thủ không muốn di chuyển nhiều để tìm các vị trí câu thích hợp, mà họ chỉ muốn câu một chỗ “cho khỏe” chẳng hạn.
Chính vì thế, lúc này mồi bả là quan trọng để đáp ứng nhu cầu của các cần thủ này, là tập trung cá lại một vị trí phù hợp với mình và thả câu mà thôi. Bạn có thể thấy rằng, các hộp nhựa hay lò xo chứa mồi bả và mồi câu chuyên dụng sẽ quấn quanh thẻo câu hoặc có thể quấn quanh một viên chì, để khi xuống dưới nước, mồi câu và mồi bả sẽ nằm cạnh nhau và cách nhau khoảng vài cm .
Loại mồi bả thế này có ưu điểm hơn mồi bả ở xả thủ công thông thường là nó có thể sử dụng ở mọi địa hình, ngay cả ở những khu vực dòng chảy, nơi mà cách xả mồi thủ công cực kỳ khó thực hiện.
3. Công thức trộn mồi bả dành cho cần thủ:
- Bột đất sét: 2-3kg
- Phô mai vụn, loại cứng: 200gr
- Một ít kg cám bắp, vài muỗng cafe dầu ăn
- Lúc đến điểm câu thì thêm vào một ít: Giòi để làm mồi câu dụ cá, Trùn đất
- Bắp hộp
Trộn đều hỗn hợp này và thêm nước từ từ vào cho đến khi mồi bả dẻo quánh và dính lại.
Như vậy, với những nội dung này, chắc hẳn bạn đã hiểu sơ qua vì
B. NHỮNG DỤNG CỤ CẦN CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN CÂU CÁ
Tiếp tục tách anh em khỏi những kỹ thuật câu cá có phần phức tạp. Chúng ta tiếp tục đến với những sự chuẩn bị đơn giản. Những phụ kiện câu cá cần thiết anh em nên có trong bộ đồ đi câu của mình hàng tuần hay hàng tháng. Tùy vào lịch đi câu của mỗi anh em nhé!
1. Vì sao những phụ kiện câu cá lại rất quan trọng
Thứ nhất, khi những phụ kiện này xuất hiện trong bộ đồ câu của anh em, bạn sẽ luôn cảm thấy chủ động hơn trong mọi tình huống. Từ việc thay dây câu, thay phao và cả móc câu không may bị mất. Những phụ kiện câu cá này cũng giúp bạn có phần an tâm hơn khi có những tình huống khó khăn mà những tay câu thường gặp phải.
Có một bộ phụ kiện câu cá khi đi câu, cũng như ra đường có thêm chút tiền trong người. Chúng cho anh em một sự tự tin cần có, một sự chuẩn bị chu đáo lúc nào cũng cho chúng ta vô cùng an toàn trong mọi tình huống. Cũng như mỗi anh em đừng bao giờ quên đi việc chuẩn bị sẵn những phụ kiện đi câu thật đầy đủ nhé!
2. Những phụ kiện câu cá nên có trong bao câu của bạn
2.1 Cầu câu
Bạn nên chuẩn bị từ 2-3 cần câu khác nhau. Với những anh em tiến tới câu cá chuyên sâu, cũng như tham gia nhiều địa hình câu khác nhau. Hãy chuẩn bị cho mình tối thiểu 3 loại cần khác nhau bao gồm:
- Cần dài tiêu chuẩn 2,5-3 mét cho câu gần bờ, câu cá trên thuyền
- Cần từ 3,6-5 mét cho câu biển
- Và một cần câu đài nếu có thể, bởi lẽ bằng hai loại cần nói trên anh em vẫn câu tay được. Bằng cách hãm dây câu theo chiều dài cố định được đặt sẵn, tuy nhiên việc có thêm máy câu cũng khiến tay câu cũng sẽ nặng hơn đấy.
Đó là những chuẩn bị cho phụ kiện câu cá cho những anh em chơi chuyên sâu. Nếu muốn tối giản bộ phụ kiện câu cá của mình, bạn có thể chỉ cần mang 1-2 cần câu thôi. Ngoài ra đừng ngại nhận lại những lời tư vấn hữu ích khác từ anh em trong CLB của mình hay những nhân viên tư vấn có kinh nghiệm để có những bộ cần câu tốt nhất theo nhu cầu nhé!
2.2 Vợt vớt cá
Sau cần câu thì vợt vớt cá là phụ kiện câu cá thứ hai mà bạn nên sắm. Trong những môi trường câu thực địa, không ai kéo hết dây và đưa cá lên bờ cả. Vì thế vợt vớt cá là công cụ hiệu quả cho anh em nhấc cá lên. Và cho chúng lên bờ một cách đơn giản, cũng như bảo vệ cần câu của anh em bền hơn. Những chiếc vợt vớt cá có độ mềm dẻo, và độ uốn cong chuẩn sau một thời gian sử dụng.
Việc dùng cần câu nâng những chú cá nặng lên khỏi hồ bằng cần câu có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc thân cần bên trong của từng loại cần câu. Vì thế luôn phải có những biện pháp bảo vệ chúng hợp lý. Và phụ kiện câu cá vợt vớt cá là một khoản đầu tư hiệu quả, chi phí thấp lại bảo quản tốt cần câu. Sau khoảng thời gian sử dụng, thân cần đã có những tác động khiến nó thay đổi mạnh khi dẫn cá lên bờ.
2.3 Phao câu cá – phụ kiện câu cá nhiều lựa chọn cho từng công năng
Cũng như cần câu, mỗi một dạng phao câu cũng sẽ áp dụng vào một kỹ thuật câu khác nhau. Thông thường lượng phao câu trong một bộ phụ kiện câu cá của một tay câu chơi theo cách sống còn là vô kể. Tất nhiên, với những người chuyện nghiệp, họ chơi rất kỹ, rất sâu và lượng phao câu họ sở hữu cũng lớn theo những kinh nghiệm họ có.
Không hoàn toàn là lượng phao câu cứ lớn dần theo thời gian tới vô kể. Mà phụ kiện câu cá này được sắm theo kinh nghiệm quan sát môi trường, tình huống câu của họ. Bạn có thể có cả một bộ sưu tập phao câu hay chỉ đủ dùng tuỳ theo sở thích. Nhưng loại phao câu này nên sắm đủ cho mỗi phong cách câu, môi trường và địa hình khu vực câu.
>> Bạn có thể mang theo một vài Phụ kiện thể thao: như bình nước, nóng, kính trong khi đi câu cá
2.4 Chì câu – phụ kiện câu cá quan trọng
Theo kinh nghiệm lâu năm, chì câu là một phụ kiện câu cá quan trọng, giúp cho mồi câu của anh em được thả chính xác tới tầng nước anh em xác định câu trong hồ. Ngày nay, cũng có nhiều kỹ thuật câu khác lợi dụng sức nặng của mồi câu để thả tới tầng đi ăn của cá. Tuy nhiên, với những kỹ thuật điển hình từ trước tới nay. Chì câu vẫn còn rất cần thiết trong nhiều hoàn cảnh câu hiện nay.
Bởi lẽ những loại mồi vê tay, mồi lăng xê có tín tan khá nhanh. Như vậy với những người lợi dụng độ nặng của mồi để thả câu không có kinh nghiệm sẽ rất khó kiểm soát chúng. Và cũng không thể kiểm soát độ tan của mồi một cách chính xác. Vì thế chì câu là phụ kiện câu cá an toàn khi anh em mới đi câu. Giúp mồi câu luôn ở trong tầng nước như ý muốn và có những kết quả đi câu hiệu quả hơn.
2.5 Ghế xếp câu cá – phụ kiện câu cá thư giãn thực thụ
Với nhiều người ghế xếp câu cá là phụ kiện câu cá có hay không không quan trọng. Với những người thường đi câu trong những hồ giải trí, thì có lẽ ghế xếp đa năng cũng không thiếu tại các hồ câu. Tuy nhiên, với những anh em chơi lên tầm cao mới hơn như chọn địa điểm câu cá tại hồ tự nhiên thì phụ kiện này rất quan trọng.
Mỗi một buổi câu kéo dài đến vài tiếng, thậm chí cả ngày sẽ khiến anh em cảm thấy hơi mỏi. Và ngồi mãi trong những nền đất tự nhiên quanh hồ câu cũng phải là một lựa chọn hay cho lắm. Vì thế ghế câu cá là phụ kiện đi câu được sinh ra nhằm cho anh em cảm giác thư giãn thực sự. Bạn có chỗ nghỉ ngơi và chỗ ngồi buôn chuyện, chém gió tiện nhất có thể.
Hiện nay, mọi phụ kiện câu cá đều có lựa chọn phụ thuộc vào chi phí cũng như kinh nghiệm câu khác nhau. Vì thế bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng của Sportslink để được nhân viên tư vấn và test thử những phụ câu cá chất lượng, phù hợp với nhu cầu của bản thân. Và một bộ đồ đi câu hoàn chỉnh cho những cần thủ theo đuổi bộ môn này vì đam mê sẽ bao gồm 5 phụ kiện trên nhé.
C. MỘT SỐ MẸO VẶT DÀNH CHO CẦN THỦ MỚI
Dưới đây là một số mẹo khi đi câu cá mà cách newer không nên bỏ qua:
1. Cách Làm Thẻo Câu Di Động
Trước giờ chúng ta hẳn phải nghe nhiều đến các từ như “phao chạy” hay “chì chạy” chứ như “thẻo chạy” thì có lẽ là có người biết có người không, mà chắc là phần lớn là không biết rồi. Với các cần thủ có kinh nghiệm, thì ứng dụng của thẻo di động là cực kỳ hữu dụng, nhất là khi họ câu xa với một chiếc thẻo câu khá dài và đồng thời phải luôn điều chỉnh khoảng cách của thẻo câu và thẻo chì tùy vào triều cường. Thẻo câu di động được áp dụng nhiều hơn hết là đối với cách ráp đường câu theo hình chữ Y lộn ngược.
Ưu điểm của thẻo câu chạy so với cách ráp thẻo câu thông thường là khi dòng hay kéo cá, thẻo chì sẽ không gây hiện tượng vướng hay gây rủi ro mắc vào vật cản dưới nước, bởi vì thẻo này sẽ chạy tự động di dời xuống sát viên chì bởi sức kéo của con cá đang dính câu và sức kéo của cần thủ.
2. Ném mồi giả theo chiều ngang
Ném mồi câu không chỉ có cách ném mồi đứng qua đầu cần thủ, mà còn có cả cách ném mồi câu ngang, nhưng chú ý là kiểu ném mồi ngang này chỉ nên sử dụng với các cần câu rê ngắn mà thôi.
Cách thực hiện như sau: Cần thủ đưa cần câu về phía sau ở vị thế ngang như ảnh minh hoạ bên dưới. Sau đó thực hiện động tác vụt đọt cần về trước mặt đồng thời thả tay chặn dây ra lúc mà cảm giác vụt đạt tốc độ câu nhanh nhất. Chú ý là vụt cho mạnh mẽ và dứt khoát vào, đừng lưỡng lự nhé.
Kỹ thuật ném mồi ngang này rất hữu ích ở những điểm câu tốt nhưng lại có khuyết điểm tại những khu vực chật hẹp có nhiều lùm bụi hay tàng cây. Hoặc là khi cần thủ đang đứng trên các bờ kè, đá tảng khó xê dịch và cũng nguy hiểm nếu vụt quá mạnh.
3. Ném mồi xa
Với các cần thủ là tín đồ của trường phái câu xa bờ, thì việc ném mồi càng xa là càng tốt với họ. Các cần thủ câu xa bờ tại các điểm câu là bờ kè chắn sóng hay các bãi cát dài hay các bờ biển.
Nhất là đối với các cần thủ câu surf-casting, sẽ luôn tìm mọi cách để đưa thẻo câu của mình vượt qua tất cả các ngọn sóng đa xô nhau vào bờ để ghim thẻo câu vào những vị trí, họ nghĩ là có nhiều cá.
Không hẳn chỉ có các cần thủ câu xa bờ như trên là cần ném mồi xa, chúng ta có các cần thủ là những tay chuyên săn các loài cá chép lớn tại các hồ thủy điện cũng sẽ tìm mọi cách để đưa mồi ra thật xa bờ, có khi lên đến 120m với hy vọng là có cá.
Để làm được những điều này thì cần câu chất lượng và một bộ trang bị tốt là cực thiết. Tuy nhiên, dùng hàng chất lượng là không đủ, bởi nếu chỉ đơn giản thế thì cần thủ nào cũng có khả năng ném được như nhau. Khác biệt là ở chổ kỹ thuật ném như thế nào để có thể đạt được độ xa tối đa.
Các bạn thấy rằng, động tác ném xa chính xác và đạt độ xa tối đa nhất sẽ là như sau:
Nâng cần lên phía trên bả vai, tay còn lại nắm vào cuôi cần. Sau đó hạ đọt cần chúi thấp về phía sau lưng, chỉnh hướng ném vào vị trí mục tiêu, mồi câu có thể cứ để nó nằm trải xuống dưới mặt đất cũng không sau.
Sau đó nghiêng người sang 1 bên, nâng cao cánh tay cần cần đồng thời vụt cật mạnh về phía trước mà không lưỡng lự gì cả, đồng thời ở thời điểm tay cảm thấy mọi thứ ném ra đều thẳng hàng, từ những cục chì, cước trục và thân cần thì bắt đầu buông tay cầm cước ra. Với các ném như thế này thì cần thủ có thể ném xa hơn bình thường khoảng vài mét đến hơn chục mét.
4. Đặt lưới chứa cá
Nếu cần thủ câu cá và sử dụng lưới đựng cá chỉ với mục đích giam chúng lại để khỏi thoát thì chắc là đặt thế nào cũng được. Tuy nhiên, nếu cần thủ câu cá với mục đích để ăn thì cá phải tươi ngon mới khoái, hay để thả thì cá phải khỏe mạnh để tránh việc thả ra lại chết. Lúc này thì việc đặt lưới chứa cá là cực kỳ cần thiết.
+ Ở địa điểm câu có thành dốc ngay bờ nước dựng đứng thì cần thủ phải buộc vào túm đáy của lưới một viên đá, tránh thả đá vào lưới nhé, dễ làm rách lưỡi. Có thể thay đá bằng một viên chì nặng, khoảng 100gr thì đã đủ để nhấn chìm lưỡi rộng cá xuống đáy.
+ Với trường hợp câu ở bờ sông hay ở các ao hồ tự nhiên có bờ dốc thoải thì điều cần thủ nên làm là làm sao đó để trải rộng lưới ra phía ngoài sông. 1 cần thủ đã cắm 1 cái cọc để định vị vị trí của rộng cá tại 1 điểm, giúp cố định lưới chứa cá để tránh bị dòng chảy đưa sang chỗ khác.
5. Một vài cách móc mồi ngũ cốc
Các cần thủ ở châu Âu thường xuyên sử dụng mồi ngũ cốc để câu các loài cá trắng. Tuy nhiên việc dùng mồi ngũ cốc không dễ tí nào. Bởi để đạt hiệu quả tốt nhất thì phải chọn được chính xác địa điểm cá đến kiếm ăn hay đường đi kiếm ăn và đường đi về của chúng.
Và có 1 lưu ý là mồi câu ngũ cốc chỉ có thể dùng được vừa những mùa gặt hái. Bởi vào mùa này thì những hạt ngũ cốc rơi rụng vào dòng nước khá nhiều. Các loài cá ăn nhiều sẽ quen, chính vì thế cơ hội để chúng ăn mồi câu ngũ cốc cũng rất lớn.
Và công việc quan trọng là đây, là tạo ổ mồi. Ổ mồi câu cá phải được tạo trước để tạo thói quen cho các con cá đến điểm câu này hàng ngày. Tạo ổ mồi trong khoảng thời gian vài ngày đến 1 tuần và đều đặn thời gian cho ăn. Lúc này thì có thể buông câu và giật cần liên tù tì rồi.
6. Mẹo vặt quấn cước vào máy câu
Việc quấn cước vào máy câu nếu không có sự trợ lực của một người khác hay không nắm được thủ thuật quấn dây và không quen tay thì việc quấn cước này khá là phiền phức. Vì thế ở bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn một mẹo nhỏ dùng để quấn cước tốt hơn, không cần người phụ, và việc quấn cước này cũng đem lại kết quả tốt hơn rất nhiều so với có 1 người hỗ trợ, bởi cước sau khi được quấn vào sẽ luôn ở trạng thái ẩm ướt, chiều xả dây khá tự nhiên và cước luôn căng đều.
- Xỏ cước câu xuyên qua khoen dẫn cước thứ nhất ngay gần vị trí đặt máy câu, và xuyên qua cả các khoen kế tiếp nếu có. Sau đó quấn cước vào ổ chứa dây và gút lại bằng nút thắt.
- Thả cuộn cước vào trong cái thau nước
- Sử dụng một cái khăn sạch và buộc tấm dây cước sát vào thân cần câu
- Quay máy câu để cuốn dây vào ổ cước, nếu dây túm quá chặt bởi miếng vải hay quá lỏng thì chỉnh lại độ siết của miếng vải nhé
- Quấn sao cho ổ cước được như ảnh thứ 5 là chuẩn nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm cho những bạn bắt đầu gia nhập bộ môn này, hy vọng phần nào giúp các bạn trở lên chuyên nghiệp hợp sau khi đọc bài này.
Nhận xét